(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn về sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thực hiện Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 2/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn về sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Trong đó, phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thực hiện như sau:
Đối với các tỉnh, thành phố sau sắp xếp, sáp nhập
Thành lập Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp, trên cơ sở sáp nhập Sở Y tế hiện có của các tỉnh, thành phố trước khi sắp xếp.
Sở Y tế mới là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố sau sắp xếp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại Thông tư 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các nhiệm vụ về bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước đây theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Y tế sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế các tỉnh, thành phố để thay thế Thông tư 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế và Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế các tỉnh, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế được giao, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định cơ cấu tổ chức của Sở Y tế (các phòng, chi cục thuộc Sở Y tế) phù hợp với yêu cầu quản lý đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế tại địa phương và bảo đảm các tiêu chí quy định tại Nghị định 45/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố
Trên cơ sở rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế hiện có trước khi sắp xếp, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp tham mưu, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định duy trì, giải thể hoặc tổ chức lại (sáp nhập, chia, tách hoặc điều chỉnh tên gọi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ) các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, theo nguyên tắc:
Bảo đảm duy trì, không gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế tại địa phương.
Cơ bản duy trì, giữ nguyên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (đa khoa, chuyên khoa, khu vực) và các cơ sở bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội hiện có, là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp để duy trì việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, hoặc chuyên sâu và các dịch vụ trợ giúp xã hội, dịch vụ công tác xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân và các đối tượng bảo trợ xã hội tại địa phương.
Đối với các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc mỹ phẩm, thực phẩm...); Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố thực hiện việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp có cùng tên, cùng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thành lập đơn vị sự nghiệp công lập mới trực thuộc Sở Y tế của các tỉnh, thành phố sau sắp xếp.
Tùy theo quy mô dân số, đặc điểm địa lý, phạm vi hoạt động, mỗi đơn vị sự nghiệp mới này có thể có nhiều cơ sở hoạt động, nhưng phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động, cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ sở này, bảo đảm không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động giữa các cơ sở của đơn vị sự nghiệp đó.
Sắp xếp, tổ chức lại các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có thành Trung tâm Y tế khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố sau sắp xếp.
Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố phải rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có (đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm giám định y khoa, trung tâm pháp y, cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm y tế cấp quận, huyện...) và thực hiện việc sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, không còn chức năng, nhiệm vụ hoặc chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp khác.
Đối với các tỉnh, thành phố không thực hiện việc sáp nhập, sắp xếp
Cơ bản duy trì, giữ nguyên các cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hiện có.
Tổ chức lại các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có thành Trung tâm Y tế khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có (đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm giám định y khoa, trung tâm pháp y, cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm y tế cấp quận, huyện...), Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, không còn chức năng, nhiệm vụ hoặc chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp khác.
Phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp huyện, quận, thị xã
Đối với Phòng Y tế thuộc UBND cấp huyện, quận, thị xã, theo hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ giải thể, kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước của Phòng Y tế trước đây về Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm hành chính công thuộc UBND cấp cơ sở (cấp xã, phường) sau sắp xếp để tiếp tục triển khai thực hiện.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp cơ sở (cấp xã, phường) trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế trên địa bàn xã, phường thực hiện theo Phụ lục gửi kèm theo Công văn này.
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hỗ trợ nhân lực, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp UBND cấp cơ sở (cấp xã, phường) trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế trên địa bàn xã, phường.
Đối với các Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có: Cơ bản duy trì các bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có và chuyên thành bệnh viện đa khoa khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp, để tổ chức cung cấp dịch vụ khám, bệnh chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực liên xã, phường không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Đối với các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố: Cơ bản duy trì các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có và chuyển các Trung tâm Y tế này thành Trung tâm Y tế khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp, để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Thông tư số 32/2024/TT-BYT ngày 15/11/2024 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và tiếp tục hỗ trợ về nhân lực, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm thuốc, vật tư, thiết bị y tế cho các trạm y tế xã của các xã, phường sau sắp xếp.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá về phạm vi hoạt động và hiệu quả hoạt động các Trung tâm Y tế huyện, quận thị xã, thành phố hiện có, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố tham mưu, xây dựng Đề án, trình UBND các tỉnh, thành phố quyết định duy trì tất cả hoặc giải thể, tổ chức lại, sáp nhập một số Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.
Phương án sắp xếp, tổ chức lại các phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã, phường, thị trấn
Duy trì, giữ nguyên các Phòng khám đa khoa khu vực, các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hiện có và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (xã, phường mới) quản lý.
Bảo đảm mỗi xã, phường mới sau sắp xếp có ít nhất 01 Trạm Y tế.
Tùy theo quy mô dân số và đặc điểm địa lý của mỗi xã, phường mới để duy trì hoặc tổ chức lại, thành lập thêm các Trạm Y tế do Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) quản lý để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân tại địa bàn xã, phường đó.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trạm Y tế xã, phường tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2025 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Nhân viên y tế tư vấn dinh dưỡng cho bà con tại trạm y tế xã Câu Thắng - Huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Nhân lực của các Trạm Y tế xã, phường mới được bố trí trên cơ sở tiếp nhận viên chức tại Trạm Y tế xã, phường trước đây và được điều động, bổ sung từ các cơ sở y tế cấp tỉnh, từ Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trước đây để bảo đảm mỗi Trạm Y tế xã, phường mới có ít nhất từ 02 bác sỹ trở lên.
Bộ Y tế sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu nhân lực của Trạm Y tế xã, phường thay thế Thông tư số 33/2015/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn
Bộ Y tế nêu rõ: Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế hỗ trợ các Trạm Y tế cấp cơ sở (cấp xã, phường) về nhân lực, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm đủ thuốc, thiết bị, vật tư y tế và duy trì hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trạm Y tế để bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Trạm Y tế cấp cơ sở (cấp xã, phường), không gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn xã, phường mới.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ hướng dẫn này và điều kiện thực tiễn của địa phương để thực hiện, bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của các các cơ sở y tế sau sắp xếp, tổ chức lại.
Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế trên địa bàn, nếu có khó khăn, vướng mắc, UBND các tỉnh, thành phố trao đổi, phối hợp với Bộ Y tế để tiếp tục hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định./.
Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Sáng 12/6/2025, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Theo đó, kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực, ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại nghị quyết này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Chi tiết các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2, quy mô dân số là 1.778.785 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.375,21km2, quy mô dân số là 1.799.489 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.361,38km², quy mô dân số là 4.022.638 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 4.718,6km2, quy mô dân số là 3.619.433 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 2.514,81km2, quy mô dân số là 3.567.943 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng. Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72km2, quy mô dân số là 4.664.124 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình. Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 3.942,62km2, quy mô dân số là 4.412.264 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 12.700km2, quy mô dân số là 1.870.845 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Đà Nẵng. Sau khi sắp xếp, thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 11.859,59km2, quy mô dân số là 3.065.628 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên là 14.832,55km2, quy mô dân số là 2.161.755 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên là 21.576,53km2, quy mô dân số là 3.583.693 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa. Sau khi sắp xếp, tỉnh Khánh Hoà có diện tích tự nhiên là 8.555,86km2, quy mô dân số là 2.243.554 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 24.233,07km2, quy mô dân số là 3.872.999 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 18.096,40km2, quy mô dân số là 3.346.853 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 6.772,59km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 12.737,18km2, quy mô dân số là 4.491.408 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 8.536,44km2, quy mô dân số là 3.254.170 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ. Sau khi sắp xếp, thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 6.360,83km2, quy mô dân số là 4.199.824 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long. Sau khi sắp xếp, tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 6.296,20km2, quy mô dân số là 4.257.581 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 5.938,64km2, quy mô dân số là 4.370.046 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau. Sau khi sắp xếp, tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 7.942,39km2, quy mô dân số là 2.606.672 người.
Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang. Sau khi sắp xếp, tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 9.888,91km2, quy mô dân số là 4.952.238 người.
Chính quyền địa phương hình thành sau sắp xếp hoạt động từ 1/7/2025
Nghị quyết cũng quyết nghị, các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.
Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.
Cung cấp bản đồ hành chính Việt Nam trực tuyến cập nhật 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh
Dẫn thông tin từ bà Đỗ Thị Thu Thuỷ, Phó Chánh Văn phòng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) TTXVN cho biết, khi Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 có hiệu lực, Cục hoàn thành xây dựng, cung cấp Bản đồ hành chính Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000 trực tuyến qua môi trường mạng và bản đồ số định dạng *.pdf nhằm phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương và đáp ứng yêu cầu các tổ chức, cá nhân.
Các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có thể truy cập trang web https://vnsdi.monre.gov.vn/home của Trung tâm Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý để tra cứu thông tin cần thiết.
Sáng 12/6, với 461/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày được Quốc hội thông qua.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại nghị quyết này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.
52 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới có tên: Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang.
Chia sẻ trên TTXVN về việc chỉnh lý dữ liệu bản đồ hành chính khi thực hiện sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bà Đỗ Thị Thu Thuỷ, cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp các đơn vị hành chính theo chính quyền hai cấp, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã chuẩn bị các tài liệu bản đồ phục vụ các cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ…
Cục đã xây dựng Bản đồ hành chính Việt Nam, đảm bảo thể hiện chính xác và đầy đủ các đơn vị hành chính theo phương án sắp xếp mới; tập trung cập nhật các biến động địa giới hành chính, chuẩn hóa hệ thống ký hiệu, mã hóa dữ liệu không gian theo tiêu chuẩn quốc gia, đảm bảo tính chính xác, thống nhất và tính pháp lý của từng tờ bản đồ.
- Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm, các chương trình truyền thông đưa sản phẩm tới gần hơn với khách hàng.
- Lập kế hoạch, triển khai và theo dõi chiến dịch quảng cáo của sản phẩm trên các kênh Online như: Facebook, Google, Tik Tok, Zalo…
- Lập kế hoạch, điều phối, sáng tạo hoặc phối hợp với Content Marketing để phát triển kênh Digital lớn mạnh
- Trực tiếp triển khai các chiến dịch về sản phẩm hoặc xây dựng thương hiệu (SEO/SEM, Social Media, Mobile Marketing, Online Advertising, Email Marketing, SMS Marketing, Affiliate Marketing…)
- Nắm rõ quy chế hoạt động và thuật toán của từng kênh Digital Marketing tùy thuộc vào từng chiến dịch quảng bá
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan để xây dựng chiến lược được đề ra
YÊU CẦU ỨNG VIÊN
• Có kiến thức về chuyên ngành Marketing hoặc các ngành liên quan như: CNTT, đồ họa…
• Có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ
• Am hiểu về SEO, Content, Google AdWords, PPC, InDesign.
• Có kinh nghiệm hoặc đã từng thực chiến trên nền tảng kỹ thuật số
• Sử dụng thành thạo Microsoft Office và Photoshop
• Tư duy phân tích và chiến lược quảng cáo
• Sáng tạo, linh hoạt
• Khả năng giao tiếp tốt
• Kỹ năng quản lý thời gian, làm việc trên môi trường áp lực cao
• Kỹ năng giao tiếp
• Kỹ năng làm việc nhóm, cá nhân, tỉ mỉ và chăm chỉ
QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG
• Môi trường làm việc dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến và ổn định lâu dài
• Được đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo quy định của nhà nước. Được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện Được hưởng các quyền lợi khác theo chính sách của công ty
Conversations can be a tricky business. Sometimes, decoding what is said with what is meant is difficult at best. However, communication is a necessary tool in todays world. And it’s not only speaking that can be difficult, but trying to interpret body language, and other language barriers are just a few of the obstacles barring effective communication. It’s often been the case were one party completely miscommunicates to another due to a misunderstanding between parties. Most people learn to
Conversations can be a tricky business. Sometimes, decoding what is said with what is meant is difficult at best. However, communication is a necessary tool in todays world. And it’s not only speaking that can be difficult, but trying to interpret body language, and other language barriers are just a few of the obstacles barring effective communication. It’s often been the case were one party completely miscommunicates to another due to a misunderstanding between parties. Most people learn to